Nhà trường đã cho phép Lưu Đình cõng mẹ đến trường để chăm sóc đồng thời miễn học phí và nhiều khoản phí khác cho cậu học trò nghèo.
Sau đó, Lưu Đình và mẹ thuê một căn hộ nhỏ ngoài khuôn viên trường với giá 200 tệ/tháng. Hàng ngày Lưu Đình thường chạy đi chạy lại giữa lớp học và phòng trọ để tiêm, bôi thuốc, đưa nước, cho mẹ ăn, giặt giũ.
Những sinh viên của trường cũng quá quen với hình ảnh một cậu sinh viên hàng ngày cõng mẹ đến trường tắm nắng. Thời gian dần trôi, những việc làm báo hiếu của Lưu Đình ngày càng được nhiều người biết đến và khiến công chúng xúc động.
Với sự hỗ trợ của những người có tâm, Lưu Đình đã quyên góp đủ chi phí phẫu thuật cho mẹ, đồng thời tìm được nguồn thận phù hợp và thực hiện thành công ca ghép thận.
Sau ca phẫu thuật, mẹ Lưu hồi phục rất tốt. Hai mẹ con không quên báo đáp ân tình của mọi người. Họ quyết định quyên góp 50.000 tệ (số tiền còn lại sau ca phẫu thuật) để lập học bổng tại Cao đẳng Lâm nghiệp Chiết Giang, giúp đỡ những sinh viên khó khăn khác.
Tháng 9/2007, Lưu Đình được vinh danh là "Hình mẫu đạo đức quốc gia" vì "cõng mẹ đến trường".
Thực hiện ước mơ thủa nhỏ
Sinh ra là con trai nhưng ngay từ nhỏ, Lưu Đình đã có khao khát trở thành con gái. Khi bệnh của mẹ đã được giải quyết cũng là lúc Lưu Đình nghĩ đến bản thân và muốn theo đuổi giấc mơ ngày nào.
Lưu Đình nhiều lần nói với mẹ về việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nhưng lần nào Lưu Đình cũng bị mẹ phản đối.
Năm 2013, tình trạng tinh thần của Lưu Đình ngày càng tồi tệ. Cậu bị giằng co giữa mong muốn hiện thực hóa “giấc mơ thành phụ nữ” nhưng lại không muốn làm mẹ buồn và phụ lòng mong đợi của mọi người.
Thấy con trai đau đớn như vậy, mẹ Lưu đưa cậu đến gặp bác sĩ tâm lý. Sau đó, bà đã hiểu ra vấn đề và không còn ngăn cản con trai nữa.
Năm 2015, Lưu Đình hoàn thành "ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính", chuyển từ một người đàn ông thành một phụ nữ. Tháng 9/015, Lưu Đình tham gia cuộc thi Hoa hậu sắc đẹp Quốc tế tại Quảng Châu và lọt vào vòng chung kết nhờ thành tích xuất sắc.
Ngày 21/1/2016, Lưu Đình ra mắt cuốn tự truyện "I am beautiful" để kể cho mọi người nghe về nửa đầu cuộc đời phi thường của mình. Đồng thời, cô cũng mong rằng xã hội có thể có cái nhìn bao dung và thấu hiểu hơn với những người chuyển giới như cô.
Tiền bản quyền cuốn tự truyện được Lưu Đình quyên góp cho các hoạt động phúc lợi công cộng.
Hiện tại, Lưu Đình và mẹ đang có một cuộc sống viên mãn đúng như cô mong muốn.
Theo Sohu, QQ
" alt=""/>Chàng trai ‘cõng mẹ đi học’ khiến triệu người xúc động giờ là mỹ nữ vạn người mêNăm con tôi được 4 tuổi thì bỗng dưng chồng trở chứng mèo mả gà đồng. Tôi nói đến sùi bọt mép mà anh vẫn chứng nào tật đó (Ảnh minh họa)
Tôi âm thầm truy ra số nhà, cơ quan và tất tật các số liên lạc của bồ của chồng. Tôi sẵn sàng đến gặp trực tiếp mà đập bàn quát vào mặt nó. Nhưng làm thế chẳng khác nào tự đóng vai ác một cách lộ liễu để bọn họ yêu thương nhau hơn. Tôi đau đớn tâm can thì con bé đó phải sống dở chết dở cho đáng đời tội giật chồng.
Tôi đến bưu điện đăng ký dịch vụ gửi quà với tên giả. Thế là hàng ngày mỗi bông hoa hồng đỏ thắm được gửi đến địa chỉ của con bé đó và kí tên là đàn ông. Thỉnh thoảng hứng chí lên tôi còn đính vào đó vài cái card mùi mẫn “Cảm ơn em vì tối hôm qua”, “hạnh phúc khi có em”...
Mục đích của tôi là để chồng ghen tuông và lầm tưởng con bé đấy lăng nhăng. Có lần tôi còn gửi đến một hộp quà to, trong đó bỏ một sextoy kèm lời dặn “dùng tạm đợi anh về nhé”. Tuy không chứng kiến được nhưng tôi đoán bồ của chồng đã phải xanh mặt và bị xì xầm bán tán như thế nào tại cơ quan.
Tôi có quen một chị bạn làm cùng chỗ với bồ của chồng. Chị ấy không biết chồng tôi và nó cặp nhau. Tôi dựng một câu chuyện giả vờ là có người này ở công ty kia bắt gặp con bé ấy chơi bời trác táng, ra vào nhà nghỉ và bệnh viện phụ sản như đi chợ. Là phụ nữ tôi còn lạ gì chuyện tam sao thất bản và nói xấu người khác. Tiếng xấu về bồ của chồng cứ thế mà râm ran.
Vô tình cô bạn bảo hôm ấy cả cơ quan đi tăng 2 ở bar. Thế là tôi vội vàng phi đến sắp xếp. Lát sau bồ của chồng vừa ngồi xuống thì một tiếp viên cầm chai rượu chạy ra bảo: “Lâu nay sao không thấy chị đến? Anh hai bảo biếu chị và các bạn để thưởng thức. Xong việc anh đợi chị ở tầng trên”, rồi giả vờ đưa vào tay con bé ấy mấy cái bao cao su.
Tất nhiên tôi là người đứng sau trả tiền chai rượu đấy. Tốn tiền nhưng kết quả rất xứng đáng. Nghe bạn tôi kể là tối ấy con bé xanh mặt chối đây đẩy là anh tiếp viên đã nhầm người. Nhưng sau khi nghe anh ta đọc ra tên tuổi vanh vách thì bắt đầu khóc lóc thanh minh.
Nhưng chắc chắn không ai tin những lời bồ của chồng tôi nói nữa. Tôi nói thật, cảm giác bị hiểu nhầm nhân phẩm như con bé ấy đang chịu đựng chẳng là gì so với nỗi đau bị người đàn ông của tôi phản bội. Nó bị thế là xứng đáng.
Còn về phần chồng, tôi cũng không để anh yên thân. Có những chiều đi làm về chưa kịp cơm nướ, tôi thấy anh đã vội vàng lao vào nhà tắm sửa soạn “đi tiếp khách công ty”. Tôi biết thừa là viện cớ để đi nhà nghỉ với con bé đó. Giận run người nhưng tôi vẫn bình tĩnh đi chuẩn bị áo quần cho chồng. Tôi lén rắc vào đáy quần lót một ít ớt bột.
Do đang vội nên chồng tôi mặc vào chưa có cảm giác. Tối về nhà thấy anh buồn và nhấp nhổm không yên. Rồi chồng còn vờ hỏi hình như áo quần em giặt không sạch, anh thấy xon xót. Tôi giả nai bảo mẹ con em chả thấy gì.
Lúc tôi đòi quan hệ vợ chồng thì anh giật mình từ chối. Rồi chồng thú nhận rằng, chẳng làm gì mà sao vùng tam giác mật tự dưng sưng phù. Tôi hả hê không thương xót vì đằng nào cái ấy cũng không còn thuộc về tôi nữa.
Tôi làm thế vài lần cũng chẳng bị chồng nghi ngờ và phát hiện. Nhưng dẫu có phát hiện đi nữa thì tôi cũng chẳng sợ. Thử hỏi, ai là người có lỗi trước?
Những lúc chồng hẹn bồ đi chơi tôi đều theo dõi. Họ vào quán cà phê là tôi giả vờ lảng vảng đứng ngoài lựa cơ hội lúc thì đâm thủng lốp xe, lúc thì bẻ gương. Hôm nào đi rình rập bọn họ tôi cũng có trò vui để xem. Thích nhất là bộ mặt hớt hải và vẻ ủ rũ của con bé kia vì hẹn hò không suôn sẻ.
Tôi cứ phá bĩnh 2 người như vậy cho đến khi chồng tôi và con bé ấy kéo dài được 7 tháng thì tan. Lý do vì trong khoảng thời gian hẹn hò, họ thường gặp chuyện xui xẻo không ngờ. Còn chồng lại không bị tôi cấm đoán nên chơi một thời gian thì cảm thấy chán.
Không tự kiêu nhưng tôi tự nhận mình là cao thủ khi đánh ghen tới mức như thế mà chồng không hề hay biết. Mỗi biểu hiện tôi thể hiện ra bên ngoài rất thận trọng. Có nói thẳng chắc anh cũng không tin tôi đã hạ nhục cô bồ nhỏ của anh như thế nào.
Vì thế, các phụ nữ có chồng ngoại tình đừng phải lép vế chồng và bồ của chồng. Có thù cứ trả, đừng lăn tăn mệt lòng. Cũng đừng áy náy gì hết. Đó đều là cái giá phải trả cho kẻ phản bội, chị em ta chỉ thay trời hành đạo thôi.
(Theo PLXH)
" alt=""/>Tôi hả hê vì những chiêu trả thù thâm độc của mìnhNên cái đêm về sáng, khi tôi đang ngủ quáng quàng trở dậy sau cuộc gọi của mẹ, tôi vừa lái xe vừa dỗ dành ba cố gắng, sắp tới bệnh viện rồi, tôi cảm thấy quá khó tin. Những bước chân lên xuống đầy bất an của tôi ngang qua cửa phòng cấp cứu cũng vậy, nó nóng ruột bồn chồn khó tả.
Khoảnh khắc ngồi trên xe cứu thương chuyển viện với người cha nằm im lìm bên cạnh không còn nhận ra đứa con gái lớn nhiều năm sống cùng, có lẽ là ám ảnh cả đời tôi. Tôi đưa tay vỗ về: “Ba đừng sợ, có con đây, ba à”. Ngay cả khi nhân viên y tế hỏi tôi rằng, muốn đưa người thân về nhà chưa, hay “còn nước còn tát”, thì tôi cũng gắng gượng hỏi ý kiến ba. Là ba muốn ở đây với bác sĩ, hay ba muốn về nhà với con… Dù thâm tâm tôi thừa biết, tất cả chỉ là để ủi an tinh thần của chính tôi.
Mình có tính sai điều gì chăng? Mình có quyết định không đúng? Tại sao mọi thứ đường đột tới mức này? Bệnh ấy, người ta vẫn có thể cầm cự vài năm, thậm chí hơn chục năm, hoặc ít nhất cũng là vài tháng… Hà cớ gì, ba bỏ mẹ và các chị em tôi nhanh tới mức bàng hoàng…
“Em hối hận vì có nhiều thứ định làm cho ba, mà cứ lừng khừng, cuối cùng trễ muộn”. Câu ấy, em gái tôi nhắn cho chị, vào cái ngày ba thành nắm tro tàn, nằm trong cái hũ sành, lặng lẽ trên bàn thờ lập vội. Tôi khuyên em đừng nghĩ nhiều, ba không trách đâu, chị em ta hãy hướng về phía trước mà sống tốt, đùm bọc lẫn nhau, là được rồi.
Tôi nói với em mà như nói với bản thân mình.
Tấm ảnh thờ là hình chụp lúc đám cưới của em gái, ba tôi bận đồ lớn, miệng hơi mỉm cười, có thắt cà-vạt đàng hoàng. Trong kho hình xấp xỉ hai chục ngàn tấm ấy, chẳng hiểu sao tôi tìm ra ngay bức ảnh ấy, chắc là vì ba tôi thích nó nên “chỉ điểm”. Là tôi nghĩ vậy, để củng cố niềm tin rằng, sau khi mất đi, người ta vẫn có linh hồn. Vẫn hiểu được lời thì thầm giới thiệu của tôi: Này là bạn học hồi cấp III của con, đây là các chị đồng nghiệp ở cơ quan cũ, đây là mấy bác ở cùng tu hội ngày xưa của ba… Đó là khi tôi tự tay đốt nhang, đưa cho khách viếng, và nói cùng ba những lời như lúc ba còn bên cạnh.
Còn nhớ hôm có ai đấy nhắc nhở, hãy dẫn lối để ba biết đường về nhà. Tôi khẽ cười bảo, mấy năm nay con chưa từng để ba một lần bị lạc, nên xin hãy yên tâm. Chợt thấy mình muốn khóc khi nghĩ về mỗi khoảnh khắc buồn vui bên ba, kèm theo đó là bao niềm hối tiếc. Giá như mình dành nhiều thời gian hơn, mình cận kề bên ba nhiều hơn, mình đưa ba đi chơi thêm, mình nhẹ nhàng ít cáu bẳn hơn… Đấy chắc không phải là cảm giác cá biệt của riêng tôi, mà của tất cả những ai từng trải qua nỗi mất mát…
![]() |
Giá như tôi cận kề bên ba nhiều hơn... (Ảnh minh họa) |
Ngày mồ côi cha, tôi bỗng thèm nhắn nhủ cả thế gian rằng, hãy ở bên nhau khi còn có thể. Rằng, người thân bên cạnh có thể rời khỏi ta bất cứ lúc nào, không kịp báo trước, chẳng thể chuẩn bị gì cho cuộc chia ly đau đáu ấy. Ta sẽ bàng hoàng, hoảng loạn, hụt hẫng, khổ sở, day dứt rất lâu sau đó. Bao nhớ thương, ân hận, giày vò, mà có khi chính ta cũng không ngờ được…
Ta hãy bớt một chút việc, một chầu cà phê, một buổi gặp gỡ ta bà, để có thể ngồi bên cạnh cha mẹ, lắng nghe một cách thật lòng, dịu dàng và kiên nhẫn nhất có thể. Bởi biết đâu, sau đó người sẽ rời khỏi ta, bỏ lại những đứa con chẳng còn trẻ mọn nữa, mà vẫn thấy đời chênh chao, bơ vơ đến tận cùng.
Bởi mồ côi ở tuổi nào thì cũng đều đáng thương như nhau.
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt=""/>Ngày tôi mồ côi